Kết quả tìm kiếm cho "đồng bào Khmer"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 2070
Ngày 21/12, UBND TX. Tịnh Biên phối hợp khoa Khoa học liên ngành (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình tọa đàm khởi động dự án “Tăng cường năng lực tự bảo vệ cho các bé gái người Khmer trước các vấn đề tảo hôn, bạo lực, xâm hại, bắt cóc, mua bán trẻ em gái” năm 2024 tại TX. Tịnh Biên.
Ngày 18/12, UBND xã Lương An Trà và xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn) phối hợp tổ chức lễ khánh thành cầu Ninh Phước. Đây là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tri Tôn lần thứ XIII, hướng tới Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 – 2030; kỷ niệm 30 năm Ngày truyền thống lịch sử cách mạng huyện Tri Tôn (20/12/1994 - 20/12/2024).
Có những nghề thủ công truyền thống tồn tại đến nay chỉ còn vài người níu giữ, nhưng vào khoảnh khắc nhất định, người ta lại chú ý đến sự hiện hữu của nét văn hóa hiếm hoi ấy. Những người thợ điêu luyện trong nghề được cộng đồng trân trọng gọi là nghệ nhân, vượt lên cả nhu cầu mưu sinh vì cuộc sống vẫn miệt mài vì mong muốn giữ lại nét truyền thống vốn có của quê hương mình.
Với tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó, ngại khổ; với phương châm “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, đoàn viên, thanh niên huyện miền núi Tri Tôn đã hăng hái tham gia phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” bằng nhiều công trình, phần việc thiết thực đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn ở địa phương.
Chiều 16/12, UBND huyện Tri Tôn tổ chức họp báo thông tin về giải Nông Thôn Việt Haft Marathon 2025 - Tri Tôn: “Về vùng huyền tích”.
Là địa phương sở hữu tiềm năng phong phú về du lịch (DL), An Giang đã tích cực phát triển đa dạng các sản phẩm phục vụ du khách. Trong đó, việc tận dụng hiệu quả tài nguyên nông nghiệp, nông thôn để phát triển DL là hướng đi cần thiết, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Ngày 15/12, UBND xã An Tức (huyện Tri Tôn) tổ chức hỗ trợ máy móc, nông cụ chuyển đồi nghề cho 61 hộ dân tộc thiểu số Khmer nghèo, cận nghèo. Đây là hoạt động nằm trong Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Sâu trong ấp Phnom-Pi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn), vẫn còn những phụ nữ khéo tay kiên trì với nghề làm cà ràng, dù giữa nhịp sống hiện đại, chúng đã bị “lép vế” trước bếp điện, bếp gas…
Giữa tháng 11 âm lịch, tiết trời dần trở nên mát mẻ, vùng Bảy Núi cũng theo đó mà chuyển sang trạng thái khác. Đến đây thời điểm này, bạn sẽ thấy rõ sự đổi thay của cảnh vật và cuộc sống con người với những nét độc đáo riêng.
Thời gian qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, huyện Tri Tôn đã quan tâm triển khai nhiệm vụ với nhiều giải pháp có hiệu quả.
An Giang - vùng đất giàu truyền thống văn hóa - lịch sử, đang nỗ lực bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa quý báu. Với hệ thống di tích lịch sử - văn hóa đa dạng và phong phú, cùng những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo, An Giang đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những địa phương có nền văn hóa đặc sắc của cả nước.
Năm 2024, An Giang đặt mục tiêu phấn đấu 1.775.033 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), chiếm 93% dân số; 127.600 người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc; 22.547 người tham gia BHXH tự nguyện. BHXH tỉnh đang tập trung nguồn lực, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.